logo
banerslogan

Sử dụng thuốc chống dị ứng: Nên hay không?

Khả năng giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, mề đay,… của tình trạng dị ứng chính là lý do các loại thuốc tân dược luôn nhận được sự tin dùng của người bệnh. Tuy nhiên nếu không dùng đúng liều lượng, chỉ định thì vô tình bạn chính là người “tiếp tay” cho các nhân gây hại đến sức khỏe có cơ hội xâm nhập. 

Các loại thuốc chống dị ứng thường dùng

Không phải ngẫu nhiên mà các loại thuốc chống dị ứng luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng ta để đối phó với những rắc rối mà tình trạng dị ứng mang lại. Những dấu vết của phát ban, mẩn ngứa, sẩn mề đay,… nhanh chóng bị xóa mờ dưới tác động của các loại thuốc chống dị ứng. Có hai loại thuốc chống dị ứng thường được sử dụng:
 
 
Nhóm thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid: loại thuốc này được gọi đầy đủ là glucocorticoid hay còn gọi nôm na là “đề xa”. Trong y học, đây là loại thuốc quý có tác dụng rất tốt trong chống viêm, chống dị ứng và ức chế hệ miễn dịch. Đối với các bệnh mẩn ngứa ngoài da như chàm, vẩy nến, các bệnh có da viêm… thì các loại thuốc bôi có chứa corticoid như dexamethason, triamcinolon, fluocinolon, cortibion, flucina... phát huy hiệu quả rất lớn trong chống viêm, ngăn chặn sự phát triển của bệnh đồng thời làm lành vết thương, làm mờ các vết mẩn ngứa một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Nhóm thuốc kháng histamin: đây là những thuốc có tác dụng ức chế sự tác động của chất trung gian gây dị ứng là histamine. Dựa vào cơ chế tác dụng, thuốc kháng histamin chia thành 2 thế hệ:
 
Thuốc kháng histamin thế hệ 1:

Promethazin hydroclorid (phenergan, dimedrol).
Clorpheniramin maleat (dạng bào chế riêng hoặc kết hợp trong một số thuốc điều trị cảm cúm như rhumenol, decolgen); brompheniramin maleat; diphenhydramin hydroclorid (benadryl, nautamine); hydroxyzin hydroclorid (atarax).

Thuốc kháng histamin thế hệ 2:
Loratadin (clarytin); cetirizin hydroclorid (zyrtec); fexofenadin (telfast); acrivastin (semprex).
 
Những ẩn họa khó lường

Mặc dù có hiệu quả điều trị nhanh, rõ ràng, tuy nhiên những ảnh hưởng lâu dài của các loại thuốc lâu dài của các loại thuốc này thì không hẳn ai cũng biết.
 
Song song với việc xóa mờ những vết tích của tình trạng dị ứng trên da thì các loại thuốc có chứa corticoid cũng gây tác động không nhỏ đến sự chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo và sự cân bằng nước và muối khoáng, hệ tim mạch, thần kinh, cơ xương cùng nhiều cơ quan khác. Công dụng trị các bệnh mẩn ngứa ngoài da có thể biến mất nếu sử dụng các loại corticoid trong thời gian dài trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Đây cũng là nguyên nhân khiến da bạn bị nổi trứng cá đỏ, phát mụn li ti khắp mặt nếu sử dụng để bôi lên mặt trong thời gian dài. Không những thế, thuốc còn có thể thấm qua da vào máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chức năng nội tiết bị ảnh hưởng, làm gia tăng nguy cơ bị loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng cho cơ thể của bạn.
 

Ảnh hưởng của các loại thuốc kháng histamin đối cơ thể cũng không hề nhỏ, các histamin tự do có thể là nguyên nhân đưa đến các triệu chứng bất lợi như:
 Trên hệ hô hấp: sổ mũi, hen suyễn (do co thắt khí quản).
 Trên da: nổi mề đay, phát ban, ngứa, phù Quincke.
 Trên mắt: làm viêm, đỏ kết mạc mắt.
 Trên hệ tiêu hóa: gây sự tiết quá độ HCl và pepsin, gây tiêu chảy do co thắt ruột.
 Trên hệ tim mạch: gây giãn mạch, hạ huyết áp, gây co thắt tim.
 
Một số loại thuốc kháng histamin cũ, ngoài tác dụng chống dị ứng chúng còn có khả năng ngấm vào thần kinh trung ương (qua hàng rào máu não) gây ra ngủ gà ngủ gật, gây nguy hiểm cho những người bệnh uống thuốc vào lại phải làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như làm những công việc trên cao, lái xe, vận hành máy móc... 


Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

dt2_2

Copyright © 2019. Diendandiung.com

1
Bạn cần hỗ trợ?